Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

Thực trạng xử lý môi trường chăn nuôi tại Việt Nam và đề xuất giải pháp quản lý



Ngành Chăn nuôi tại Việt Nam hiện nay có xu hướng chuyển dịch từ quy mô nông hộ sang chăn nuôi tập trung và thâm canh với quy mô lớn. Cùng với xu hướng đó, ô nhiễm môi trường (ÔNMT) chăn nuôi tại các vùng nông thôn ngày càng trở nên nghiêm trọng. Theo một số chuyên gia nông nghiệp cho rằng, nguyên nhân chính gây ô nhiễm là do chăn nuôi nhỏ lẻ, không kiểm soát được xả thải ra môi trường. Tuy nhiên, qua thực tế khảo sát ở Việt Nam, chăn nuôi quy mô trang trại và thâm canh, mặc dù có áp dụng biện pháp xử lý môi trường, nhưng vẫn gây ÔNMT nghiêm trọng do các nguyên nhân về công tác quản lý môi trường và áp dụng công nghệ chưa phù hợp.
Thực trạng xử lý môi trường chăn nuôi tại Việt Nam và đề xuất giải pháp quản lý 
Thực trạng và nguyên nhân ô nhiễm môi trường chăn nuôi tại Việt Nam
     Theo thống kê của Bộ NN&PTNT về chăn nuôi, cả nước hiện có khoảng 12 triệu hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi và 23.500 trang trại chăn nuôi tập trung. Trong đó, phổ biến ở nước ta là chăn nuôi lợn (khoảng 4 triệu hộ) và gia cầm (gần 8 triệu hộ), với tổng đàn khoảng 362 triệu con gia cầm, 29 triệu con lợn và 8 triệu con gia súc, mỗi năm khối lượng nguồn thải ra từ chăn nuôi ra môi trường là một con số khổng lồ - khoảng 84,5 triệu tấn/năm, trong đó, chỉ khoảng 20% được sử dụng hiệu quả (làm khí sinh học, ủ phân, nuôi trùn, cho cá ăn,…), còn lại 80% lượng chất thải chăn nuôi đã bị lãng phí và phần lớn thải ra môi trường gây ô nhiễm.
Nguyên nhân chính được xác định gây ÔNMT trong ngành chăn nuôi là do các trang trại sử dụng nhiều nước. Kết quả khảo sát cho thấy, các trang trại chăn nuôi sử dụng ít nước đều có thể dễ dàng thu gom chất thải rắn để bán làm phân bón hữu cơ. Chất thải rắn từ các trang trại nuôi gà hầu như được tiêu thụ hết cho mục đích trồng rau, hoa, cây cảnh; hiện nay hình thành tự phát một hệ thống thu gom phân trâu bò khô từ đồng bằng sông Cửu Long đến vùng Nam Trung bộ để bán cho các cơ sở chế biến phân bón hữu cơ tại Tây Nguyên phục vụ trồng cây công nghiệp như cà phê, tiêu, cao su…; chất thải rắn thu gom từ chăn nuôi lợn nái (do nuôi lợn nái không được sử dụng nhiều nước) luôn được tiêu thụ tốt. Do vậy, có thể nói trong chăn nuôi sử dụng ít nước, chất thải rắn từ chăn nuôi luôn có thể thu gom để bán nên không còn nhiều để thải ra môi trường. Chỉ có chăn nuôi lợn thịt hoặc chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp sử dụng nhiều nước (theo các quy trình chăn nuôi thâm canh quy mô lớn) mới là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường do chất thải lỏng từ các trang trại này không thể thu gom nên chỉ còn cách xả trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua các hầm khí sinh học (KSH)) xuống nguồn nước. 
     Mặt khác, công tác quản lý môi trường chưa đáp ứng được với nhu cầu của thực tế sản xuất. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi theo QCVN 40:2011/BTNMT trước kia và QCVN 62-MT:2016/BTNMT hiện nay đều quá cao so với khả năng thực tế ứng dụng công nghệ xử lý môi trường hiện tại, dẫn đến hầu hết các trang trại đều không thể đáp ứng yêu cầu đặt ra do chưa có công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi hiệu quả để theo kịp các quy định về xả thải môi trường. Do khó có thể đáp ứng quy định xả thải nên ở nhiều nơi, việc áp dụng biện pháp xử lý môi trường của các trang trại chỉ mang tính đối phó. Vẫn còn tâm lý ưu tiên phát triển kinh tế, giảm nhẹ yếu tố môi trường ở nhiều cấp chính quyền địa phương nên việc quản lý và xử lý môi trường chăn nuôi còn mang nặng tính hình thức.
Những năm vừa qua, biện pháp KSH được người dân và các cấp chính quyền ưu tiên sử dụng, tuy nhiên vẫn còn có nhiều khó khăn, bất cập. Đối với các công trình KSH quy mô nhỏ, hiện tượng quá tải công suất xử lý (quy mô chăn nuôi thay đổi thường xuyên trong khi dung tích của hầm KSH là cố định) và khí ga thừa không sử dụng hết, xả trực tiếp ra môi trường là nguyên nhân phổ biến gây ô nhiễm môi trường. Đối với chăn nuôi quy mô trang trại, công nghệ KSH chưa thực sự đem lại lợi ích về kinh tế (làm hầm KSH tốn diện tích đất, tốn chi phí đầu tư lớn nhưng không đem lại nguồn thu bổ sung cho chủ trang trại), có tác động tiêu cực về môi trường (khí ga sinh ra hầu như không sử dụng, xả trực tiếp ra môi trường, hầm KSH không được quan tâm vận hành, hỏng không được sửa chữa do chủ trang trại không có động lực để bỏ chi phí ra duy trì vận hành hệ thống nhằm đảm bảo hiệu quả xử lý môi trường) và hậu quả xấu về xã hội (việc áp dụng biện pháp xử lý môi trường chỉ mang tính hình thức, đối phó lẫn nhau giữa các chủ trang trại và các cấp quản lý).
Qua khảo sát của Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp (LCASP) do Bộ NN&PTNT thực hiện, hầu hết các hộ dân lựa chọn xây lắp các công trình KSH quy mô nhỏ dưới 15 m3 vì lý do đây là dung tích phù hợp với nhu cầu sử dụng khí ga đun nấu của hộ gia đình, do vậy, đem lại hiệu quả đầu tư cao nhất. Phần lớn khí ga sinh ra từ các công trình KSH quy mô lớn hơn 50 m3 đã và đang không được sử dụng hết và xả bỏ ra ngoài môi trường. Nguyên nhân chính của việc xả bỏ khí ga là do các công nghệ sử dụng khí ga để phát điện, thắp sáng, chạy máy... còn nhiều hạn chế như hay hỏng vặt, giá thành cao, không phù hợp với điều kiện của Việt Nam,...dẫn đến không đem lại hiệu quả kinh tế thực sự cho người sử dụng.
Có thể nói, hiện trạng quản lý môi trường chăn nuôi hiện nay đang còn nhiều bất cập về quản lý, bế tắc về công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi quy mô trang trại, thiếu sự quan tâm thỏa đáng của các cấp chính quyền về quản lý và sự đầu tư nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp công nghệ phù hợp, bền vững, giúp vừa xử lý môi trường chăn nuôi lại vừa mang lại thu nhập bổ sung, tạo động lực cho người dân áp dụng các biện pháp BVMT.     
Đề xuất một số giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi
Xuất phát từ những phân tích ở trên, một số giải pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường của ngành chăn nuôi được đề xuất như:
Nghiên cứu xây dựng các quy trình chăn nuôi tiết kiệm nước nhằm tăng cường khả năng thu gom chất thải rắn của các trang trại chăn nuôi để phục vụ sản xuất phân bón hữu cơ.
Đồng thời, nghiên cứu công nghệ xử lý chất thải cho các quy mô chăn nuôi khác nhau theo hướng: Công nghệ KSH cải tiến cho chăn nuôi quy mô nhỏ và một số công nghệ bổ trợ khác nhằm khắc phục các hạn chế về quá tải hầm KSH; Các thiết bị giúp sử dụng hết khí ga sinh ra từ các hầm KSH; Công nghệ tách chất thải rắn từ phân lỏng do chăn nuôi quy mô công nghiệp sử dụng nhiều nước tạo ra nhằm xử lý hiệu quả hơn nước thải từ các trang trại chăn nuôi.
Có chính sách khuyến khích nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ phân bón hữu cơ sinh học có nguồn gốc từ chất thải chăn nuôi nhằm thay thế phân hóa học nhập khẩu. Hiện tại, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 11 triệu tấn phân bón, trong đó hơn 90% là phân bón hóa học (số liệu thống kê năm 2016 cho thấy, Việt Nam nhập khẩu khoảng 4,2 triệu tấn phân bón hóa học với trị giá 1,25 tỷ USD), phân bón hữu cơ chỉ chiếm xấp xỉ 1 triệu tấn.Tính bình quân mỗi ha canh tác ở Việt Nam nhận hơn 1 tấn phân bón hóa học mỗi năm, đây là mức cao so với các nước trong khu vực. Khi sử dụng phân bón hóa học, khoảng từ  30-50% lượng phân bón được cây trồng sử dụng để tạo sinh khối, phần còn lại sẽ bị bốc hơi và rửa trôi xuống nguồn nước gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, với khoảng 84,5 triệu tấn chất thải rắn do ngành chăn nuôi thải ra hàng năm, nếu các trang trại chăn nuôi được chuyển giao công nghệ tiên tiến để sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi, nhằm giảm ô nhiễm môi trường chăn nuôi một cách bền vững.
Kiến nghị nghiên cứu điều chỉnh quy định về xả thải chăn nuôi phù hợp hơn với điều kiện thực tế của các trang trại chăn nuôi tại Việt Nam.
Đề nghị bổ sung công nghệ sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ nguyên liệu thành một trong những công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi chủ lực cho các trang trại bên cạnh công nghệ KSH đang được ưu tiên sử dụng hiện nay.
Nguồn: http://lcasp.org.vn/vi/news/thuc-trang-xu-ly-moi-truong-chan-nuoi-tai-viet-nam-va-de-xuat-giai-phap-quan-ly-309.html

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

Cung cấp phân gà đã qua xử lý đề trồng rau sạch

Công ty TNHH Tư vn Công ngh Âu Lc nhn cung cp s lượng không gii hphân gà trng rau sch, cho th trường Tây Nguyên, Đông Nam B, Tây Nam B (Lâm Đng, Bình Phước, Bình Dương, C Chi, Bà Ra Vũng Tàu, Đc Nông, Đc Lc, TPHCM, Long An, Tin Giang…).

Quy trình x lý phân gà ca chúng tôi: phân gà đ được trn thêm tro tru vi t l: 82% phân, 18% tro tru. Sau đó được đưa vào h thng nhit trong 21 ngày. Sn phm có độẩm ~30%. Không còn mùi hôi thi đc trưng ca phân gà.
Thành phn:
-  Nito: 1.3%
-  Photpho: 1.7%
-  Kali: 3.4%
-  Hu cơ: 30%
-  Acid humic: 0.97%
-  Độẩm: 30-35%
Phân sau quá trình đã dit hết nhng mm bnh có hi cho cây trng
Quy cách đóng bao: 25-50kg tùy theo yêu cu khách hàng
Giá c ph thuc vào đa đim giao hàng, vui lòng liên h đ có giá tt nht!
Công ty TNHH Tư vn Công ngh Âu Lc
Tel: 0283 8822231
Mr Hùng 0902 441 223

Phân gà, phân gà x lý, phân trng rau sch, phân gà hoai, phân gà trng rau sch

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi

(MTNT)- Các mô hình chăn nuôi ngày càng được mở rộng về quy mô lẫn số lượng vật nuôi, tuy nhiên lại gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường là vấn đề nan giải ở nước ta hiện nay. 
Nguy cơ ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi (Ảnh minh họa, nguồn Internet)

Công nghệ xử lý chất thải sau chăn nuôi hiện nay có rất nhiều phương pháp như: phương pháp lý học, hóa học, sinh học. Theo các nhà khoa học, việc xử lý chất thải sau chăn nuôi theo phương pháp sinh học là hiệu quả nhất. Cụ thể xử lý thải bằng công nghệ sinh học lên men yếm khí (Biogas), nồng độ chất thải sau xử lý thấp, hiệu quả xử lý chất thải lên đến 90%, khí biogas sinh ra trong quá trình lên men, được thu hồi và sử dụng chạy máy phát điện. Ngoài ra, xử lý yếm khí (biogas) để chuyển chất thải hữu cơ thành gas sinh học: ngăn chặn ô nhiễm môi trường, tiêu diệt mầm bệnh chăn nuôi trang trại, giải quyết môi trường: nước thải sạch đạt chuẩn loại B, không có mùi hôi, giảm mầm bệnh, khí đối tạo ra tối đa tạo năng lượng (khí đốt, điện…)

Tuy nhiên công nghệ biogas đã bộc lộ những nhược điểm, đó là tiêu hao quá nhiều nước, vi khuẩn bệnh chưa được khống chế hiệu quả, gây nguy cơ cao về bệnh truyền nhiễm và bệnh xương khớp. Đặc biệt đối với chăn nuôi lợn có sử dụng hầm biogas, nền chuồng phải là nền cứng bằng gạch hay bê tông. Lợn đứng trên nền cứng và ẩm ướt có tác động rất xấu đối với xương chi và móng, nhất là đối với lợn nái sinh sản. Hội chứng “yếu chân” (osteochondrosis) là thuật ngữ thường gắn với hệ thống chăn nuôi trên nền cứng và phổ biến ngay cả trong hệ thống chăn nuôi hiện đại. Trong các trại lợn giống, kể cả những trại giống tiên tiến vẫn có tới 20 - 30% lợn đực và nái bị loại bỏ do chân yếu hay biến dạng.

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Ở Việt Nam, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình vẫn đang chiếm tỷ lệ lớn, dẫn đến việc đầu tư làm hầm biogas còn gặp phải nhiều khó khăn, vì thế làm cho chất thải không được xử lý và gây ảnh hưởng môi trường.

Điển hình tại Cà Mau, chỉ có khoảng 30 mô hình chăn nuôi theo trang trại, còn lại hơn 190.000 con lợn và 1,3 triệu con gia cầm là chăn nuôi theo quy mô nhỏ lẻ, không có biện pháp để xử lý lượng phân và nước thải. Chất thải được xả trực tiếp ra sông, suối, ao, hồ lên đến gần 900 tấn mỗi năm. Thực tế này không chỉ khiến làng quê ô nhiễm, mà còn là nguyên nhân khiến các dịch bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh... gây thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Để khắc phục những nhược điểm trên đối với chăn nuôi theo quy mô nông hộ, một số công nghệ mới đã ra đời và nhanh chóng đi vào sản xuất. Đó là công nghệ đệm lót sinh học (ĐLSH), công nghệ ấu trùng ruồi đen và công nghệ giun đất (Olivier Paul và cs., 2013).

 Công nghệ ĐLSH đã được ứng dụng khá phổ biến. ĐLSH là một lớp đệm dày 60cm bao gồm tro than hút ẩm, trấu và rơm cắt nhỏ…được trộn với chế phẩm vi sinh có tác dụng tiêu hủy phân và nước tiểu, hình thành một lớp sinh khối sạch, hạn chế vi khuẩn bệnh và ký sinh trùng, loại bỏ ruồi muỗi, không mùi hôi. Để nuôi lợn trên nền ĐLSH mỗi lợn thịt cần 1,5m2 và một lợn nái cần 9 m2 sàn chuồng.

 Chăn nuôi lợn, trâu bò hay gia cầm trên nền ĐLSH đều rất hiệu quả. Đối với chăn nuôi lợn, lượng nước có thể tiết kiệm tới 80%, chi phí lao động cũng giảm tới 60%. Do chuồng khô ráo, không mùi hôi, không ruồi muỗi, lợn ít bệnh, hạn chế việc sử dụng kháng sinh, giảm chi phí thuốc thú y.

Nuôi lợn hay gà trên nền ĐLSH đã được triển khai ở hàng nghìn cơ sở chăn nuôi thuộc nhiều tỉnh, thành trong cả nước như Phú Thọ, Bắc giang, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Hưng Yên, Thanh Hóa, Hậu Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Tây Ninh.

 Nền chuồng cứng được thay bằng nền ĐLSH là một lớp đệm mềm và khô ráo giúp hạn chế rất hiệu quả hội chứng “yếu chân”. Ngoài ra, lợn còn được đi lại, ủi bới trong một không gian không quá chật chội, lợn nái nuôi con không bị “cầm tù” trong một cái lồng hẹp kích cỡ chỉ có 60 x 240cm, lợn sẽ tiết nhiều sữa hơn, lợn con ít bệnh hơn, mau lớn, tuổi sản xuất của lợn mẹ kéo dài thêm (số lứa đẻ tính trên một đời SX từ 5 -6 lứa có thể tăng lên 10 - 12 lứa).

Từ năm 2010 đến nay, tỉnh Hà Nam đã xây dựng được 1.120 mô hình chăn nuôi lợn áp dụng quy trình chăn nuôi trên ĐLSH với tổng diện tích ĐLSH là 17.750m2. Hiện tỉnh đang hỗ trợ 100% chi phí làm đệm lót cho các hộ chăn nuôi áp dụng chế phẩm làm ĐLSH với mức 165.000 đồng/m2 đối với các hộ làm từ 10m2 trở lên và nuôi từ 5-10 con lợn trên một lứa. Ngoài ra, tỉnh cũng hỗ trợ cho công tác đào tạo, tập huấn về quy trình, kỹ thuật đối với các hộ nuôi.

 Bộ NN&PTNT cũng công nhận tiến bộ kỹ thuật cho chế phẩm sinh học BALASA N01 và Quy trình ứng dụng chế phẩm này làm ĐLSH trong chăn nuôi lợn và gà. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để ứng dụng và triển khai nhân rộng mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học.

 Ngoài ra, các sản phẩm EM (Effective Microorganisms- các vi sinh vật hữu hiệu, sử dụng chế phẩm EM trong ủ phân chuồng, phun EM xử lý môi trường chuồng trại) chứa nhiều chủng loại vi sinh vật được chọn tạo đã có mặt trên thị trường. Các chế phẩm trên có hiệu quả khác nhau nhưng đều có một hoặc nhiều tác động lên chăn nuôi như giảm mùi hôi; tăng cường phân hủy chất thải thành vi sinh hữu cơ, góp phần tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi, đồng thời giảm được chi phí trong chăn nuôi.

Về công nghệ ấu trùng ruồi đen: Ruồi đen có tên tiếng Anh là Black Soldier Fly thuộc họ Stratiomyidae, tộc Hermetia, loài H. illucens. Ấu trùng của loài ruồi này là loại côn trùng phàm ăn trong thế giới tự nhiên. Chúng có thể làm giảm khối lượng và thể tích của chất thải chỉ trong vòng 24 giờ.

 Chỉ trong 1 m2 ấu trùng ruồi, chúng có thể ăn tới 40 kg phân lợn tươi mỗi ngày. Và cứ 100 kg phân có thể cho 18 kg ấu trùng. Ấu trùng rất giầu các chất dinh dưỡng như protein (42%), chất béo (34%) và là nguồn thức ăn tốt cho lợn, gia cầm và cá.

Về công nghệ giun đất: Giun đất được sử dụng trong công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi là giun đỏ (Lumbricus rubellus), giun quế (Perionyx excavatus), giun hổ (Eisenia fetida), giun hổ đỏ (E. andrei). Hai loại giun được sử dụng phổ biến ở nước ta là giun đỏ và giun quế.

Chất thải của ấu trùng ruồi đen được dùng để nuôi giun đỏ hay giun quế. Giun đỏ nuôi trên chất thải của ấu trùng ruồi đen lớn nhanh hơn 2-3 lần so với nuôi trên chất thải là phân ủ. Ấu trùng ruồi đen ăn chất thải thối rữa mà đôi khi giun đỏ không ăn, trong khi giun đỏ lại có thể ăn những nguyên liệu giầu chất xơ mà ấu trùng ruồi đen không ăn. Hai loại côn trùng này phối hợp với nhau có tác dụng phân hủy rất tốt phân và các chất thải hữu cơ khác nhau.

Trong quá trình phân hủy chất thải, giun thải dịch chất từ ruột và dịch chất này có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn bệnh trong khối phân ủ (Sinha Rajiv K. và cs., 2010). Phân ủ từ giun cũng là nguồn phân bón tốt cho cây trồng, giá phân giun ở nước ta lên tới 500 USD/tấn.

Tuy nhiên, khi phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, chăn nuôi lớn tại các trang trại với số lượng gia súc, gia cầm lên đến hàng nghìn con thì các giải pháp trên không đáp ứng được về quy mô và kém hiệu quả.

Có rất nhiều công nghệ đã được đề xuất, có thể dùng riêng rẽ hoặc kết hợp để tăng hiệu quả xử lý và hiệu quả kinh tế. Trong đó công nghệ tách rắn - lỏng đang là một hướng đi mới và có nhiều ưu điểm.

Năm 2015, đề tài “Ứng dụng công nghệ tách rắn, lỏng để xử lý chất thải chăn nuôi” được Sở KH&CN tỉnh Vĩnh Phúc nghiên cứu, thử nghiệm 2 mô hình tại 2 trang trại: xã Hoàng Lâu, huyện Tam Dương – Hộ ông Nguyễn Văn Thu và xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên – Công ty TNHH Phát Đạt cho kết quả rất tích cực. Trung bình mỗi giờ máy có thể xử lý từ 10 đến 15 m3 chất thải chăn nuôi ở dạng lỏng (phân lẫn nước). Đáp ứng việc xử lý phân cho các trang trại nuôi lợn có quy mô từ 3.000 đến 20.000 con. Ngoài ra, máy có thể ứng dụng được cho các hộ chăn nuôi bò thịt, bò sữa. Chất thải trong chăn nuôi ở dạng lỏng được đưa qua máy ép phân và tách thành hai phần rắn và lỏng riêng biệt. Phần rắn có bột khô, độ ẩm khoảng 55%, mùi hôi thối giảm rất nhiều. Sau đó được đóng bao để tận dụng làm phân bón cho cây trồng. Phần lỏng đã tách hết các cặn bã đưa vào bể xử lý yếm khí.

Nguyên lý cơ bản của công nghệ này là: Các chất thải chăn nuôi được thu về một bể. Bơm hút đặc biệt có khả năng hút được các chất thải sau đó lên máy ép dạng trục vít. Tại đây chất thải chăn nuôi dạng lỏng được ép qua một hệ thống trục vít. Chất thải được đưa vào trục vít qua 02 cấp: Cấp thứ nhất khe hở trục vít, lỗ lưới lọc lớn (lọc thô) giữa lại phần lớn các chất thô đưa vào cấp 02. Nước thừa sẽ được tuần hoàn trở về bể thu phân. Các chất thải sẽ được ép thành dạng rắn có độ ẩm thấp 55-65% tùy theo mức điều chỉnh độ rộng của cửa đầu ra. Nước thải phần đầu ra tại cấp 02 có cặn rất nhỏ được đưa vào bể xử lý yếm khí, nước sau khi qua bể xử lý có chất lượng đảm bảo quy chuẩn theo quy định.

Qua thực tế xây dựng mô hình tại 2 hộ cho thấy, giá thành xây dựng và lắp đặt hệ thống hết 850 triệu đồng, bao gồm xây dựng bể chứa 40-45 m3 , nhà để máy 10-15m2, nhà để phân 15-20m2 và chi phí mua máy. Như vậy, với quy mô chăn nuôi trang trại trên 10 nghìn con thì việc xây dựng và lắp đặt hệ thống máy tách rắn lỏng vừa tiết kiệm chi phí, hiệu quả xử lý tốt hơn, nhanh hơn.

Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017

Danh sách diễn đàn đi link chất lượng 2017

Các diễn đàn hôm nay tôi chia sẻ đều do người Việt chúng ta phát triển, mong anh em tôn trọng admin, đừng spam!

Hướng tới những diễn đàn chất lượng thì chúng ta phải cố gắng xây dựng cùng ban quản trị thôi.

Vì sao không nên spam khi xây dựng liên kết?


Mỗi trang được một số điểm nhất định trong đánh giá của Google. Khi bạn đặt liên kết trên trang đó, số điểm đó sẽ bị chia nhỏ ra cho các liên kết có trong page. Như vậy ví dụ page được 10 điểm mà bạn đặt 10 backlink thì mỗi link cũng chỉ được 1 điểm. Trong khi đặt 2 link thôi chẳng hạn thì mỗi liên kết được tận 5 điểm, nó sẽ chất lượng hơn nhiều.

Spam là gì?

Các bạn hiểu đơn giản spam là lặp đi lặp lại một hành động liên tục, nhiều lần. Việc các bạn chèn quá nhiều liên kết trong một bài viết sẽ bị cho là quảng cáo quá mức, bị Google cho là Spam.

Thuật toán nào của Google phạt spam?


Google Penguin là thuật toán khét tiếng chuyên soi xét chất lượng backlink của các bạn, nếu spam liên tục chắc chắn chim cánh cụt sẽ gõ cửa hỏi thăm site của các bạn, khi bị phạt sẽ không thể lên top cao được.

Mới đây Google cập nhật thêm thuật toán Fred chuyên đánh vào các site có quảng cáo quá nhiều, link out dày đặc, Mà site của các bạn đặt liên kết bị đánh tụt rồi thì sao site chính của các bạn lên top được.

Còn rất nhiều lý do nữa,... Nói chung anh em hãy cố gắng xây dựng diễn đàn thật chất lượng đừng ham Spam làm gì!

Danh sách diễn đàn chất lượng:


  1.  https://sinhvienluat.vn/                             DA 16
  2.  http://sinhvienythaibinh.net/forum/          DA 17
  3.  https://seotime.edu.vn/
  4.  http://forum.codegame.vn/                        DA 18
  5.  http://raovat.ngathang.gov.vn/
  6.  http://tailieuduoc.edu.vn/forums
  7.  http://trangbanbuon.com/                          DA 20
  8.  http://diendaninan.net/                               DA 21    
  9.  http://raovat.azvietco.vn/                           DA 6
  10.  https://tinhte.vn/forums/                            DA 56
  11.  http://vforum.vn/                                       DA 28
  12.  http://forum.travian.com.vn/                     DA 22
  13.  https://webraovat.com/                              DA 25
  14.  http://vnrum.com/                                      DA 13
  15.  http://zaodich.webtretho.com/forum/        DA 42
  16.  https://raovat.vn/                                        DA 33
  17.  http://diendanthammy.net/                         DA 19
  18.  https://www.airaovat.com/                         DA 13
  19.  http://www.queolua.com/                           DA 25
  20.  http://raovatdalat.vn/                                  DA 15
  21.  http://vegaviet.com/                                   DA 23
  22.  http://hopcho.vn/                                        DA 18
  23.  http://15s.vn/                                              DA 15
  24.  http://tailieuduoc.edu.vn/
  25.  http://forum.thegioicaulong.vn/                  DA 14
  26.  http://raovatsoctrang.com/                          DA 13
  27.  http://raovatmiendong.com/                        DA 9
  28.  http://raovatonline.vn/                                 DA 20
  29.  http://free.edu.vn/                                        DA 18
  30.  https://www.diendankhachsan.com             DA 11
  31.  https://vozforums.com                                 DA 34
  32.  https://forum.bkav.com.vn                           DA 47
  33.  http://choxua.com/                                       DA 30
  34.  http://chobacgiang.vn/                                 DA 17
  35.  http://vxf.vn/                                                DA 36
  36.  http://raovat.chonmua.com/                         DA 35
  37.  http://www.benhhoc.com/                            DA 17
  38.  http://anuong.raovat.mobi/                           DA 20
  39.  http://forum.muleroi.com/                            DA 46
  40.  http://diendan.ngoinhavui.com.vn/               DA 34
  41.  http://forum.4rgameprivate.com/                  DA 17
  42.  http://6giay.vn/                                              DA 26
  43.  https://www.xosothantai.com                        DA 36
  44.  http://mientaynet.com/                                   DA 27
  45.  http://diendan.xaydungkientruc.vn/                DA 33
  46.  http://raovat49.com/                                        DA 15
  47.  http://diadiem.chonmua.com/                          DA 35
  48.  http://vnxf.vn/                                                  DA 12
  49.  http://diendancuoihoi.com/                              DA 15
  50.  http://cvt.vn/                                                     DA 24
  51.  http://vietnam.net.vn/                                       DA 16
  52.  http://bbvietnam.com/                                      DA 31
  53.  http://diendan.downgame.vn/                           DA 22
  54.  http://www.diendanmevabe.com/                     DA 19
  55.  http://www.mamayuer.com/                              DA 26
  56.  http://thegioitinhoc.vn/                                      DA 24
  57.  http://thiamlau.com/                                          DA 27
  58.  http://raovat24s.vn/                                            DA 20
  59.  http://diendanmini.com/                                     DA 14
  60.  http://vncnus.net/                                                DA 33
  61.  http://miss.edu.vn/                                               DA 10
  62.  http://choa37.org/                                                DA 10
  63.  https://forum.chauvannha.com/                          DA 36
  64.  http://tinraovat.net/                                              DA 15

Chủ Nhật, 11 tháng 6, 2017

Thăm hệ thống xử lý chất thải 'khủng' ở trang trại TH Nghệ An

Sau hơn 4 tháng thi công, công trình xử lý chất thải “khủng” của trang trại bò sữa công ty TH True milk tại xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An do tập đoàn Hoài Nam – Hoài Bắc thực hiện đã hoàn thành, đi vào hoạt động.
Công trình hệ thống xử lý chất thải của trang trạng bò cụm 2, tập đoàn TH True milk do công ty Hoài Nam – Hoài Bắc thực hiện
Đây là một trong những hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi mới nhất, hiện đại nhất mà TH True milk áp dụng. Sau khi đi vào hoạt động, công trình không chỉ giải quyết vấn chất thải, mà còn vô số lợi ích đi kèm.

Công nghệ tiên tiến - an toàn

Chúng tôi đến tham quan Cụm 2, trang trại bò sữa TH.True milk khi những hầm biogas đang bắt đầu “no” khí, sừng sững, căng tròn như trái bóng đen trũi. Kỹ sư Hùng, phụ trách kỹ thuật của trang trại cho biết: Với hơn 20 ngàn con bò, bình quân mỗi ngay thải ra khoảng 1.500m3 chất thải các loại.
Vì thế, việc đầu tư hệ thống xử lý chất thải là một trong những tiêu chí mà TH quan tâm hàng đầu. Sau khi tìm hiểu năng lực của hàng chục đơn vị xử lý chất thải trên cả nước, chúng tôi chọn Tập đoàn Hoài Nam – Hoài Bắc”.
Thuyết mihn về dự án, anh Nguyễn Trường Công, kỹ sư giám sát kỹ thuật thi công của tập đoàn Hoài Nam – Hoài Bắc nói: Hệ thống xử lý chất thải chúng tôi áp dụng cho TH là những công nghệ mới nhất của châu Âu, đảm bảo hiệu quả xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm.
Dự án xử lý nước thải chăn nuôi, thu hồi Biogas phát điện theo cơ chế phát triển sạch CDM tại cụm 2 trang trại bò sữa TH Milk sẽ giải quyết dứt điểm nguồn ô nhiễm, giảm thiểu Carbon gây hiệu ứng nhà kính, được bán chứng chỉ giảm phát thải CERs đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người lao động làm việc trong trang trại và người dân trong khu vực.
Hệ thống xử lý chất thải xây dựng cho TH có công suất 1.500m3 chất thải/ngày. Nước thải sau quá trình xử lý biogas - kỵ khí có hàm lượng COD, BOD đã giảm 95 – 99% so với nước thải sau máy tách phân. Giai đoạn 1, chúng tôi xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải cột B Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về về nước thải công nghiệp - Hoặc tiêu chuẩn về nước thải chăn nuôi).
Trong khi tham quan, một phóng viên chỉ  3 hầm biogas to như trái núi trước mặt, hỏi: Những tấm bạt polymer này có sức bền vật liệu như thuyết minh là 30 năm trong môi trường nào? Liệu khi đương đầu với cái nóng, gió, áp suất và nhiệt độ tại môi trường tự nhiên nơi trang trại thì tồn tại được bao nhiêu năm? Bể biogas với dung lượng lớn như vậy khi phản ứng phân hủy chất hữu cơ do lên men sinh gas trong môi trường yếm khí xảy ra thì lấy yếu tố nào để điều chỉnh tốc độ phản ứng? Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào áp suất, nhiệt độ, vậy giữa trưa nắng mùa hè, phản ứng được đẩy lên đỉnh điểm, thì ta điều chỉnh giảm áp bằng cách gì? “Quả bóng bơm căng” này chịu được áp suất là bao nhiêu?”.
Hình ảnh một số công đoạn cuối của công trình đang hòan tất
Trước một loạt câu hỏi đầy tính “chuyên môn” này, kỹ sư Công điềm tĩnh giải thích: “Bất kỳ một công trình xây dựng nào khi thiết kế điều phải có yếu tố an toàn. Hoài Nam – Hoài Bắc đã có nhiều năm kinh nghiệm xây dựng những hệ thống xử lý chất thải lớn, cho những tập đoàn chăn nuôi lớn trên cả nước, hơn ai hết, chúng tôi ý thức được tầm quan trọng của vấn đề an toàn kỹ thuật.
Hệ thống hầm Biogas chúng tôi thiết kế cho TH là công nghệ mới nhất của Mỹ, chất liệu hầm được thiết kế từ màng chống thấm HDPE, chứa khoảng 97,5% polyethylene, 2,5% carbon màu đen và một lượng nhỏ các chất chống oxy hóa và chất ổn định nhiệt; không có chất phụ gia khác.
HDPE có sức đề kháng xuất sắc về hóa học, tính chất cơ, kháng nứt áp lực môi trường. HDPE có sức kháng tốt với bức xạ tia cực tím và phù hợp cho mọi điều kiện tiếp xúc. Chất liệu hầm biogas HDPE do Hoài Nam Hoài Bắc thiết kế đạt các quy chuẩn kỹ thuật như: nhựa HDPE dày 1,5 mm; Đảm bảo các tiêu chuẩn về độ bền đâm thủng, lực kéo, độ co giãn tại điểm đứt, điểm uốn...
Về vấn đề áp suất, bể biogas không phải là bể kín hoàn toàn, áp suất trong bể được điều chỉnh bởi hệ thống van và đầu đốt khí tự động. Khi áp suất cao, lượng khí xả/ đốt sẽ lớn. Khi nhiệt độ giảm xuống, khí biogas sẽ co lại, bạt sẽ chùng xuống, chiều cao bạt sẽ giảm hơn 1 nửa. Vấn đề "tốc độ phản ứng - chịu ảnh hưởng bởi áp suất và nhiệt độ", đây là các yếu tố của phản ứng hoá học - không nên nhầm lẫn với quá trình Sinh học (các yếu tố tác động đến quá trình vi sinh vật xử lý nước thải là rất nhiều: tính chất nước thải, độ mặn, nhiệt độ, kim loại nặng, các yếu tố hoá học....).
Ngọn lửa nhỏ từ van khí gas đốt tự động của hệ thống đã bắt đầu hoạt động
Ngoài ra, xung quanh hầm Biogas được lắp đặt hệ thống PCCC đảm bảo an toàn. Quy trình bảo vệ hầm Biogas được tuân thủ nghiêm ngặt. Chế độ tuần tra trên mặt bạt HDPE hầm Biogas và xung quanh hầm Biogas được thực hiện thường xuyên, liên tục.

Và những lợi ích kép

Không chỉ giải quyết dứt điểm vấn đề chất thải, bảo vệ môi trường, dự án xử lý chất thải chăn nuôi của công ty Hoài Nam Hoài Bắc tại trang trại TH còn mang lại nguồn lợi lớn từ có thể sản xuất ra khoảng 150 tấn phân vi sinh/ngày từ lượng phân bò thải ra của trang trại nhằm giải quyết vần đề ô nhiễm môi trường, đồng thời đem lại kinh tế cho chủ đầu tư.
Theo đó, để tạo ra nguồn phân này, tại mỗi chuồng trong cụm II, sẽ xây dựng một hệ thống tách phân, nước sau khi tách chảy xuống hố thu và vận chuyển đến giếng bơm vào hệ thống xử lý. Phần phân được chuyển vào Nhà máy sản xuất phân bón cụm II. Bùn cặn hữu cơ trong hầm Biogas nhằm cung cấp điện năng cho trang trại, phân bò là thành phẩm chính trong nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ vi sinh đem lại giá trị cao.
Một góc hệ thống hầm biogas tại trang trại TH True milk Nghệ An
Theo kỹ sư Công, quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phân bò thực chất là quá trình biến đổi sinh hóa các nguyên liệu hữu cơ dưới tác động của vi sinh vật trong điều kiện hiếm khí. Trong quá trình ủ phân, các vi sinh vật phân giải những nguyên liệu này, giải phóng chất khoáng hòa tan cho cây trồng hấp thu.
Trâu bò là động vật nhai lại, thức ăn được nhai lại nên nhỏ và mịn, trâu bò uống nhiều nước lượng phân nhiều nên lượng nước trong phân cao làm hàm lượng vật chất khô thấp. Thành phần phân bò chủ yếu là chất xơ khó phân huỷ nên thời gian phân giải chậm, lâu hoai, nhiệt độ khi ủ thấp, sau khi ủ cho hiệu quả bón phân cao.
Ngoài nguồn lợi từ sản xuất phân vi sinh, hệ thống biogas tại trang trại TH còn sản xuất ra nguồn điện bằng công nghệ tốc độ cao để đốt nồi hơi, cung cấp nhiệt cho máy phát điện tạo ra nguồn năng lượng điện đủ cung cấp điện sản xuất cho trang trại, giảm đáng kể chi phí về điện.
“Hệ thống sẽ xử lý 1.500m3chất thải/ngày, với chỉ số COD (nhu cầu oxy hóa học) 27.000 mg/l. Lượng khí Méthal (CH4) là 12.968 m3/ngày, lượng khí Biogas là 20.915 m3/ngày. Với lượng khí Biogas sử dụng chạy máy phát điện trong 1 ngày là 21.169 m3 khí Biogas tương đương với cung cấp một điện năng khoảng 26.144 KWh.Với lượng khí Biogas sinh ra là: 20.915 m3/ngày = 871,46 m3/hr. Lượng khí này đủ cung cấp chạy 01 máy phát điện với công suất: 741 KVA”, kỹ sư Công nói.
“Ngày 26/4/2016 vừa qua,tận dụng từ nguồn nguyên liệu sẵn có từ trạng trại bò sữa tập đoàn TH bao gồm: phân bò tách (độ ẩm 60%); phân bò lỏng (pH = 9,83), bã mía (pH = 6,5), và than bùn, đặc biệt than bùn chứa axit humic giúp cố định Nito từ chất NH3 có sẵn trong phân bò lỏng (NH3 gây ô nhiễm môi trường và làm hại cho bò)… chúng tôi đã kết hợp với các kỹ sư tập đoàn TH tiến hành thử nghiệm quy trình ủ phân hữu cơ vi sinh và cho ra 80 tấn phân vi sinh, sau khi các cơ quan chức năng địa phương lấy mẫu kiểm nghiệm đã cho kết quả rất tốt. Đây sẽ là nguồn lợi lớn sau khi hệ thống đi vào vận hành ổn định”, ông Huỳnh Viết Thanh, tổng giám đốc tập đoàn Hoài Nam – Hoài Bắc.
Nguồn: http://nongnghiep.vn/tham-he-thong-xu-ly-chat-thai-khung-o-trang-trai-th-nghe-an-post170932.html

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

Máy ép tách phân giải quyết môi trường chăn nuôi heo

Một chủ trại heo ở Đồng Nai đã đưa máy ép tách phân vào áp dụng thử cho trại heo 10.000 con. Công nghệ mới này bước đầu cho kết quả khá tốt.
Vận hành máy ép tách phân tại trại Xuân Bắc 5

Xử lý chất thải để đảm bảo môi trường nuôi heo luôn là vấn đề hóc búa đối với người chăn nuôi. Từ trước tới nay, công nghệ làm hầm biogas được xem là giải pháp tốt nhất và được hầu hết các trang trại chăn nuôi áp dụng.
Tuy nhiên, một chủ trại heo ở Đồng Nai đã đưa máy ép tách phân vào áp dụng thử cho trại heo 10.000 con. Công nghệ mới này bước đầu cho kết quả khá tốt.
Trại heo Xuân Bắc 5 đang vận hành máy ép tách phân tọa lạc ở cuối một con đường đất đỏ chạy quanh co qua nhiều vườn cao su, cây ăn trái ở xã Xuân Bắc. Trại nằm cách khá xa khu dân cư và cũng cách xa các trang trại chăn nuôi khác trong vùng. Bao xung quanh trại là những vườn điều, vườn xoài… khá rộng. Chỉ cần nhìn địa điểm đặt trại, đã đủ thấy các nhà đầu tư ngay từ đầu đã rất chú trọng tới yếu tố môi trường.
Xuân Bắc 5 là một trang trại lớn, được một nhóm nhà đầu tư xây dựng và hoàn thành vào năm 2014. Ngay sau khi hoàn thiện, trang trại đã được Cty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam ký hợp đồng thuê trong 15 năm để nuôi heo thịt và heo hậu bị. Hiện tại, trại đang chăn nuôi heo với quy mô 10.000 con. Trại gồm 10 khu chuồng kín, mỗi khu nuôi 1.000 con.
Theo tính toán, khi nuôi đủ công suất 10.000 con, bình quân mỗi ngày trại Xuân Bắc 5 sử dụng hết 11 tấn thức ăn và thải ra 2 tấn phân cùng với nước thải.
Để xử lý toàn bộ lượng chất thải mà đàn heo thải ra mỗi ngày, chủ đầu tư xây dựng hầm biogas lớn, có sức chứa 16.000m3. Hiện nay, chi phí đầu tư hầm biogas công suất như vậy là quá lớn, trong khi tuổi thọ cũng không cao do chưa có công nghệ tách phân, chất thải thường đọng lại dưới đáy hầm làm giảm sức bền của hầm.
Sau nhiều năm nghiên cứu, ông Trần Như Nguyện, chủ đầu tư trại heo Xuân Bắc đã quyết định lắp đặt và sử dụng thử máy ép tách phân heo ra khỏi nước thải. Chi phí mua máy khoảng hơn 300 triệu đồng. Tuy giá hơi cao, nhưng khi sử dụng hệ thống ép tách phân, nước thải không đưa thẳng vào túi biogas mà được đưa vào một bể lắng.
Từ bể lắng, nước thải được bơm lên máy ép tách phân. Khi tới màng lọc, phần nước sẽ chảy qua và đi vào túi biogas. Còn phần vật chất khô (phân) thì trượt xuống và được ép nát bằng một mô tơ giảm tốc. Mô tơ này có thể điều chỉnh để ép phân theo những ẩm độ khác nhau và có thể đạt ẩm độ dưới 25% để làm phân bón vi sinh.
Do lượng phân mà đàn heo trong trại thải ra mỗi ngày khác nhau, nên thời gian chạy máy cũng như lượng phân thành phẩm thu được cũng khác nhau. Mỗi ngày, trại sử dụng máy ép tách phân 1 lần, thời gian chạy máy từ 1 - 2 giờ, mỗi giờ dùng hết khoảng 15 kW điện. Lượng phân bón tách ra được từ 50 - 100 bao/ngày (mỗi bao từ 20 - 25 kg).
Đại diện C.P Việt Nam cũng như của nhà đầu tư trại heo Xuân Bắc 5 khẳng định, việc đưa vào sử dụng máy ép tách phân đã mang lại nhiều lợi ích về kinh tế lẫn môi trường. Trước hết, do phân đã được tách ra khỏi nước thải nên giảm hẳn lượng chất lắng trong túi biogas, qua đó làm giảm chi phí nạo vét hầm biogas và tăng tuổi thọ cho hầm.
Cũng nhờ phân đã được tách khỏi nước thải nên trang trại có thể giảm thể tích hầm biogas, tiết kiệm được đáng kể về chi phí xây dựng hầm. Nguồn phân tách ra khỏi nước thải rất được các cơ sở sản xuất phân vi sinh ưa chuộng vì phân đã được ép nát vụn như bột. Với giá bán bình quân 15.000 đ/bao, mỗi ngày, trại Xuân Bắc 5 đang thu về 750.000 - 1.500.000 đồng.
Ông Nguyện cho biết, hiện nay nhu cầu sử dụng phân heo làm phân vi sinh là rất lớn. Tuy nhiên, lượng phân mỗi ngày mà trại Xuân Bắc 5 ép được, chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất phân vi sinh của một cơ sở trong vùng, nên chủ cơ sở phải mua thêm ở những trại khác.
Ngoài lợi ích kinh tế, khi sử dụng máy ép phân còn giải quyết được vấn đề môi trường, vốn đang là bài toán nhức nhối đối với ngành chăn nuôi heo. “Do lượng phân được tách ra khỏi nước thải nên giảm hẳn ô nhiễm của nước thải sau biogas”, ông Nguyện khẳng định.
Theo TS Kiều Minh Lực (C.P Việt Nam), máy ép tách phân phù hợp cho các trại nuôi heo hậu bị, heo thịt vì ở các trại này, phân thường lẫn vào trong nước thải (còn ở các trại nuôi heo nái, người ta có thể thu được phân khô để đóng bao một cách dễ dàng). Không chỉ trại heo Xuân Bắc, hiện có khoảng 30 trại heo hậu bị, heo thịt cũng đang mạnh dạn đầu tư máy ép tách phân do thấy được lợi ích nhiều mặt của nó. Những trại đầu tư máy ép tách phân ngay từ đầu đã giảm được tới 1/3 chi phí làm hầm biogas.
Với quy mô chăn nuôi lớn như trên, năng suất chăn nuôi cũng là yếu tố quan trọng. Chẳng hạn, về kết quả chăn nuôi của trại Xuân Bắc 5 tháng 8 vừa rồi, từ thời điểm nhập vào là 3.000 con heo cai sữa được sản xuất từ một trại giống của C.P Việt Nam, khối lượng trung bình 6,6kg/con, đến thời điểm xuất bán trong tháng 8 là 2.947 con, khối lượng bình quân 120kg/con. Đạt mức tăng trọng bình quân là 707 gram/con/ngày và tỷ lệ hao hụt là 1,8%. Kết quả này theo các chuyên gia chăn nuôi heo là tốt hơn cả châu Âu, Mỹ về tỷ lệ hao hụt.
THANH SƠN
Nguồn: http://nongnghiep.vn/may-ep-tach-phan-giai-quyet-moi-truong-chan-nuoi-heo-post174085.html

Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

ĐẠI LÝ ĐỘC QUYỀN SẢN PHẨM CRIMAN

Công Ty TNHH Tư Vấn Công Nghệ Âu Lạc tự hào là nhà phối độc quyền các sản phẩm CRIMAN xuất xứ ITALY tại Việt Nam bao gồm :- Máy ép phân gia súc, gia cầm CRIMAN - Máy bơm phân CRIMAN- Máy khuấy chìm CRIMAN- Máy sấy tiệt trùng phân heo, phân bò- Bơm nước thải
Công Ty TNHH Tư Vấn Công Nghệ Âu Lạc tự hào là nhà phối độc quyền các sản phẩm CRIMAN xuất xứ ITALY tại Việt Nam bao gồm :
- Máy ép phân gia súc, gia cầm CRIMAN
- Máy bơm phân CRIMAN
- Máy khuấy chìm CRIMAN
- Máy sấy tiệt trùng phân heo, phân bò
- Bơm nước thải
Các sản phẩm của CRIMAN- Italy được áp dụng rộng rãi trên thế giới với nhiều sản phẩm chuyên nghiệp trong lĩnh vực xử lý chất thải chăn nuôi, công nghiệp thực phẩm và các xử lý nước thải trong khu công nhiệp, khu dân cư....
Một số công dụng nổi bật:
Máy ép phân SM260
Máy ép phân bò, phân heo , phân gà CRI-MAN Xuất xứ từ Italia
Dùng để ép các loại chất thải dạng xơ có kích thước khoảng 0,1mm trở lên như phân bò, heo, gà…
Thiết bị ép tách được lượng bã, bùn tối đa có trong nước thải nhằm giảm tải trọng hoặc giảm bớt hàm lượng chất ô nhiểm cần xử lý trong nước thải.
Lượng bã sau khi ép độ ẩm giảm 55-65% nên có thể tái sử dụng làm phân compos  bón cho cây trồng.
Đối với những sản phẩm tái chế để làm chất đốt hoặc tái sử dụng cần độ ẩm thấp thì sản phẩm này đạt hiệu quả tối ưu, giúp rút ngắn quá trình sấy
Với công suất có thể đáp ứng được cho 5-35m3/ giờ
Dùng cho các trang trại heo bò gà,
Ngoài ra còn dùng ép bã nước thải nhà máy bột mì, bột gạọ, bã bia
Các dòng bơm PTS, ETO, và ETV
 Bơm có cánh cắt nhằm cắt các phần rơm rạ, rác mềm trước đi đưa vào hệ thống khác
• Làm sạch Xả hầm.
• Bể chứa: để loại bỏ bánh của nước thải công nghiệp. Việc loại bỏ các chất thải công nghiệp được thực hiện sử dụng máy bơm chân không với 100 mm đường kính.
• Bơm tuần hoàn của bùn cho quá trình khử nitơ.
• Bơm sơ tán bùn sơ cấp và thứ cấp từ một bể lắng để làm đặc bùn.
• Bơm tuần hoàn trong hầm kỵ khí.
• Bơm cấp, tiêu nước.
 Dòng Máy bơm ER
• Bơm chuyển các chất lỏng với công suất cao và ở áp thấp thấp (Dùng lưu thông từ bể nitrat hóa sang bể khử nitơ).
Dòng máy khuấy trộn TBM, AF, và TBX
• Máy khuấy TBM: Khuấy trộn chất rắn lơ lửng (hầm bể nước thải các loại) nhằm cân bằng và khử nitơ , phân hủy yếm khí (ngoài ra còn có dòng ATEX).
• Máy khuấy AF:  phân hủy bùn.
• Máy khuấy TBX: Máy khuấy chìm 100% inox dùng khuấy trộn cho bồn chứa nhỏ có độ ăn mòn cao
Dòng máy sục khí chìm SMO
• Dùng sục khí vào hệ thống xử lý nước thải cho các tòa nhà, chung cư, nhà hàng khách sạn nơi cần độ ồn thấp
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN CÔNG NGHỆ ÂU LẠC là đơn vị chuyên nghiệp được đào tạo theo chứng chỉ kỹ thuật từ hãng CRIMAN Italy




Quý khách và công ty có nhu cầu vui lòng liên hệ để được tư vấn.
Xin chân thành cảm ơn
Công ty TNHH Tư vấn Công nghệ Âu Lạc
Điện Thoại: 083 882 2231
Mr Hùng 0902 441 223
Email: 
ngotienhung2011@gmail.com